news_detail Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn
Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

Sức Chịu Tải Của Cọc Và Cách Xác Định Sức Chịu Tải Theo Tiêu Chuẩn

      Việc xác định sức chịu tải của cọc có ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật xây dựng, bởi nó là yếu tố đảm bảo sự chắc chắn của công trình, tránh gây sụt lún, nghiêng đổ trong quá trình ở, sinh sống. Vậy sức chịu tải của cọc là gì và làm thế nào để xác định được sức chịu tải cọc chuẩn, chính xác nhất? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin để bạn hiểu rõ hơn nhé!

 

1.Ý nghĩa sức chịu tải của cọc trong xây dựng

 

      Sức chịu tải của cọc được hiểu là sức chịu tải nhỏ nhất phụ thuộc vào lớp đất nền và theo vật liệu cọc. Trong đó sức chịu tải theo đất nền được hiểu là sức chịu tải của sức kháng thành cộng với sức kháng mũi cọc. 

 

      Và sức chịu tải theo vật liệu được hiểu là khả năng chịu tải của vật liệu được sử dụng làm cọc trong quá trình chịu lực và thi công, bao gồm cả những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cọc ép trong quá trình thi công cũng như sự tương tác giữa đất nền xung quanh cọc.

 

       Sức kháng đỡ hay chịu tải của cọc có thể ước tính bằng cách dùng những phương pháp phân tích hay những phương pháp đo thí nghiệm hiện trường. Và đất nền lại được chia thành hai nhóm chính bao gồm là loại đất dính (là những loại đất sét) và đất rời (các loại đất cát, đất bùn không dẻo).

 

        Sức tải của cọc có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, bởi nó là yếu tố đo lường chất lượng công trình, đảm bảo sự chắc chắn và bền bỉ của móng. Thông thường khi thiết kế cọc đóng hay cọc ép thì các đơn vị thường tính toán sức tải của cọc lớn hơn so với sức chịu tải của đất nền.

 

       Và chỉ những trường hợp có khoan dẫn hay nền đất có lớp bùn yếu và bên dưới là đá cứng. Bởi như vậy mới đảm bảo độ cức chắc của cọc thắng lại ma sát đất nền và có thể đóng xuống đất được.

 

Cọc

 

2.Tại sao phải tính toán sức chịu tải của cọc?

 

       Việc tính toán sức chịu tải của cọc đóng vai trò rất lớn trong kỹ thuật xây dựng bởi nó đảm bảo sự an toàn cho công trình và tính kinh tế. Từ việc xác định được sức chịu tải của cọc mới có thể tính toán được số lượng cọc sử dụng cho móng nhà, móng công trình. Việc đo lường cần được giám sát chặt chẽ, tính toán tỉ mỉ nhất để đưa ra những giải pháp hợp lý nhất.

 

       Bởi nếu số lượng cọc sử dụng không đủ, sức chịu tải của cọc không đủ đáp ứng được tải trọng công trình có thể khiến cho công trình bị sụt lún, bị nghiêng đổ sau một thời gian ngắn sử dụng, gây mất an toàn và ảnh hưởng tới chất lượng. 

 

       Ngược lại nếu số lượng cọc ép lớn sẽ gây ra lãng phí, ảnh hưởng tới tính kinh tế cho các gia chủ. Việc tính toán sức chịu tải cọc ép cũng giúp chọn được chất liệu đóng cọc phù hợp nhất và phương pháp thi công ép cọc chất lượng, tiết kiệm. Chính vì vậy việc xác định sức chịu tải của cọc cực kỳ cần thiết.


2019 Copyright © ÉP CỌC BÊ TÔNG TPHCM HOÀNG ĐIỆP. Web Design by Nina.vn
  • Online: 4
  • Trong ngày: 119
  • Tổng lượt truy cập: 82614
x
Giỏ hàng của bạn
Gọi điện
Sms
Zalo
Facebook